Lam Tiêu Khuynh Thành

Chương 2 - Chương 2

/11


Khi nàng tỉnh dậy đã là ba ngày sau. Khắp toàn thân đau nhức, cả người ê ẩm như bị xe nghiến vậy.

-Đây là đâu, mình vẫn còn sống sao?

Lam Tiêu nhìn xung quanh. Nàng đang nằm trên một chiếc giường che, thảo nào đau lưng là đúng rồi. Đây là một căn nhà cấp bốn. Nó không hẳn là nhà cấp bốn mà giống nhà tranh thì hơn. Rốt cuộc đây là đâu?

-Tiểu nha đầu ngươi tỉnh rồi sao, thấy cơ thể thế nào?

Giọng nói phát ra từ một lão ông bước từ ngoài vào. Lão ta râu tóc bạc trắng dài thườn thượt , ánh mắt ngây thơ đáng yêu, nụ cười tinh nghịch. Điều này làm cho Lam Tiêu nhớ tới Chu Bá Thông trong tiểu thuyết của Kim Dung. Thế là Lam Tiêu lấy luôn biệt danh của Chu Bá Thông đặt cho lão.

-Lão ngoan đồng, cho ta hỏi đây là đâu và tại sao ta lại ở đây.

Lão ta nhảy chân sáo đến bên giường nàng cười tinh nghịch:

-Tiểu nha đầu, tên ta không phải là lão ngoan đồng. Mà ta nói nghe này, tiểu nha đầu ngươi thật là may mắn khi gập được ta nha. Ngươi gãy hai cái xương sườn, cổ tay bị vẹo, lưng thì rách thịt, chân thì.......

Lão chưa nói xong thì Lam Tiêu đã ngất xỉu. May cái gì nữa. Sao mà bị thương lắm vậy. Thế này thì nàng tàn phế à.

Lão thấy nàng ngất thì đến bàn cầm ấm nước rót vào mặt nàng .

Tí tách tí tách

-Ối

Lam Tiêu tỉnh lại đưa tay lên mặt vuốt nước.

-Ông bị điên à.

-Tiểu nha đầu ngươi ăn nói cho hẳn hoi, ta là ân nhân cứu mạng của ngươi đó. À mà lúc nãy ta chưa có nói xong. Đến đâu rồi nhỉ. Đến chân ngươi thì phải. Chân ngươi bị c......

Lam Tiêu dơ tay lên hét:

-dừng. Đừng nói nữa không ta lại ngất.

Lão bĩu môi:

-Không nói nữa thì thôi. Nhưng ngươi khỏi lo, tất cả các vết thương trên người ngươi đều đã được ta trị hết rồi. Nghỉ ngơi mấy ngày là khỏi. Mà cho ta hỏi ngươi làm sao đến được đây vậy. Sơn Trang Cốc này ta ở hơn mấy chục năm chả thấy có người nào béng mảng đến. Nay lại thấy một tiểu nha đầu kì dị quần áo rách rưới đến đây. Ngươi là người của cái bang à.

Nàng nghe mà không hiểu gì cả.

-Cái bang gì ở đây. Sơn Trang Cốc là chỗ nào, nó có gần trạm nghiên cứu GG không.

Lão ta đứng dậy lắc đầu.

-Trạm nghiên cứu là cái gì ta không biết. Ta chỉ biết từ nay có người chơi cùng ta thôi. Ngươi mau dậy ra ngoài kia chơi bắt cá cùng ta đi.

Lam Tiêu ôm đầu.

-Đau đầu quá, không nghĩ được gì hết. Làm ơn nói cho ta tất cả mọi việc ngay từ đầu đi.

Sau một hồi ông nói gà bà nói vịt Lam Tiêu cũng hiểu rõ tình hình của chính mình. Nàng đã bị xuyên không tới năm 209 trước công nguyên. Nơi nàng ở là Sơn Trang Cốc nằm ở sâu dưới đáy vực không ai thèm đến. Còn cái lão lắm mồm kia tên Chu Bá Văn. Lam Tiêu nghi ngờ có phải lão ngoan đồng này là anh em cùng cha khác mẹ với Chu Bá Thông không nữa.

Điều mà Lam Tiêu mong muốn nhất bây giờ là sống yên bình ở đây và tiếp tục nghiên cứu. Cho dù nàng có nuối tiếc về thế giới hiện đại mà hồi trước ở đi chăng nữa thì cũng không làm được gì cả. Nhưng mà cái lão Chu Bá Văn kia.....cứ làm phiền nàng vậy. Lúc thì tiểu nha đầu ngươi đến từ đầu. Lam Tiêu không biết phải giải thích sao cho lão hiểu. Lúc thì tiểu nha đầu xem kinh công của ta này, có lợi hại không. Ngươi có muốn học không? Chịu hết nổi. Lúc thì tiểu nha đầu mau ra coi ta luyện Đào chỉ tuyệt. Cái này độc nhất vô nhị đấy, ngươi có muốn ta dậy cho ngươi không. Gọi một tiếng sư phụ đi, ....Tức chết nàng mất thôi. Nàng không muốn học, nàng muốn nghiên cứu.

-----

Lam Tiêu đã ở đây được hơn 1 tháng. Quần áo nàng mặc là quần áo của Chu Bá Văn, lão chỉ cho nàng đúng hai bộ, quần áo của lão xấu hoắc. Mặc vào làm Lam Tiêu nhìn chả giỗng nữ nhân nên nàng quyết định búi tóc và giả nam nhân. Nhìn cũng đẹp lắm chứ. Ít nhất vẫn hơn là nữ nhân.

Sống ở đây được sống chung với thiên nhiên rất thoải mái và dễ chịu. Nhưng cảm giác đó chỉ có khi lão Chu Bá Văn không có ở đây thôi. Giống như hiện giờ vậy, Lam Tiêu đang đứng trước hồ Vãn Năm thưởng thức cảnh đẹp một mình. Đột nhiên ở đâu đó có cái tổ ong phi qua mặt nàng. Lam Tiêu lùi về sau nhìn hướng ném. Quả nhiên Lam Tiêu thấy Chu Bá Văn đang đứng đó ôm bụng cười.

-Lão ngoan đồng, ông đang làm cái gì vậy hả. Sao lại nghịch tổ ong. Chết người đó.

-Trầm mặc-

/11